Trong khói thuốc lá có chứa nhiều loại hoá chất độc hại, chúng ảnh hưởng đến cả người hút trực tiếp và người bên cạnh. Ngoài việc khuyến cáo người dân hạn chế/ không sử dụng thuốc lá, các nhà khoa học cũng đưa ra các giải pháp khác nhau để xử lý khói, mùi khói thuốc lá và ozone được đánh giá là một trong những giải pháp hàng đầu.
I/ Sự nguy hiểm của khói thuốc lá
Trong một thời gian dài, tác hại của khói thuốc lá đều được các kênh truyền thông, các cơ quan/ bệnh viện trong và ngoài nước khuyến cáo về tác hại và sự ảnh hưởng đến sức khoẻ cho thế hệ hiện tại, thế hệ tương lai. Tuy nhiên, việc đo lường về sự nguy hiểm của khói thuốc lá vẫn nằm ở mức ước chừng, mùi khói thuốc lá để lại nhiều vấn đề hơn những gì chúng ta biết.
1. Khói thuốc lá là gì?
Khói thuốc lá là một loại khói sinh ra khi các thành phần của thuốc lá bị cháy. Sự cháy của thuốc lá diễn ra không hoàn toàn khi nhiệt độ đốt cháy dao động, không ổn định từ 400 đến 900 độ C giữa các lần hút.
2. Khói thuốc lá có chứa các thành phần nào?
Năm 1992, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã xếp khói thuốc lá là một trong những tác nhân gây ung thư nguy hiểm nhất ở người. Khói thuốc lá bao gồm hơn 400 hợp chất hóa học và khoảng 60 chất gây ung thư. Một nửa trong số các hợp chất này xuất hiện tự nhiên trong lá thuốc, phần còn lại được tạo ra khi thuốc lá được đốt cháy.
Hỗn hợp phức tạp của các hóa chất trong khói thuốc lá bao gồm carbon monoxide, hydrogen cyanide, benzen, formaldehyde, nicotine, phenol, hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) và nitrosamine. Sự xuất hiện của các chất khác nhau cũng khiến khói thuốc lá có một loại mùi đặc trưng, đi kèm với đó, các hạt bụi mịn cũng tồn tại.
Nicotine, thành phần đặc biệt trong khói thuốc lá, là chất gây nghiện và là một nguồn chính của TSNA (nhóm chất gây ung thư). Sự xuất hiện của nicotine khiến các phế nang của phổi hấp thụ nhanh chóng. Nicotine tập trung trong các tĩnh mạch phổi như một tia sáng và lưu thông khắp cơ thể. Sự giải phóng dopamine tiếp theo thông qua việc kích hoạt các thụ thể cholinergic trong não và điều chỉnh các hormone như epinephrine và cortisol được cho là dẫn đến sự phụ thuộc vào nicotine.
3. Mùi khói thuốc lá xuất hiện do đâu?
Sự xuất hiện của các loại hoá chất khác nhau được xem là nguyên nhân chính khiến khói thuốc lá có mùi đặc trưng. Mùi khói thuốc lá không chỉ là cách để nhận biết sự xuất hiện của khói thuốc, chúng còn ảm vào đồ vật, tồn tại trong một thời gian dài và làm suy giảm chất lượng không khí xung quanh.
II/ Ảnh hưởng của mùi khói thuốc lá đến sức khoẻ con người
Xét về sự ảnh hưởng của con người bởi khói thuốc lá, các nha khoa học phân loại khói thuốc lá thành 2 loại gồm: Khói thuốc lá trực tiếp (khói chính) và khói thuốc lá thụ động (khói phụ).
Khói chính là khói được hít vào qua cột của điếu thuốc và đầu lọc. Ngược lại, khói phụ được phát ra từ điếu thuốc đang cháy giữa các lần hút và người không hút thuốc hít vào. Mặc dù thành phần hóa học của khói chính và khói phụ là tương tự nhau, nhưng nồng độ của nhiều thành phần cao hơn trong khói phụ, hay còn gọi là khói “thụ động”.
Xét về sự ảnh hưởng của mùi khói thuốc lá đến sức khoẻ con người. Dưới đây là các tác động hàng đầu mà khói thuốc lá gây ra.
1. Làm suy giảm hệ thống thần kinh trung ương
Một trong những thành phần trong thuốc lá là một loại thuốc làm thay đổi tâm trạng được gọi là nicotine. Nicotine đến não chỉ trong vài giây và khiến cá nhân cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn trong một thời gian. Nhưng khi tác dụng đó mất đi, cơ thể nhanh chóng trở về trạng thái mệt mỏi và thèm ăn hơn. Nicotine sử dụng trong một thời gian dài, liên tục sẽ dẫn đến tình trạng nghiện. Vì vậy, việc bỏ thuốc lá thường rất khó khăn. Dù cá nhân có cố gắng và từ bỏ thuốc lá thành công nhưng việc cai nghiện nicotine về thể chất có thể làm giảm chức năng nhận thức, làm tăng tình trạng cáu kỉnh, lo lắng thậm chí là trầm cảm.
2. Hệ hô hấp
Khi con người hít phải khói thuốc, ngửi mùi khói thuốc lá, cơ thể đang nạp vào những chất đặc biệt có hại cho phổi, theo thời gian, sự tích tụ của các chất này gây ra một loạt các vấn đề như: gia tăng nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ cao mắc các bệnh phổi mãn tính không hồi phục như: khí phế thũng , viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi.
Việc ngừng sử dụng các sản phẩm thuốc lá có thể gây ra tắc nghẽn tạm thời và khó chịu về đường hô hấp do phổi và đường hô hấp bắt đầu lành lại. Tăng sản xuất chất nhầy ngay sau khi bỏ thuốc lá là một dấu hiệu tích cực cho thấy hệ thống hô hấp đang hồi phục.
Trẻ em có bố mẹ hút thuốc dễ bị ho, thở khò khè và lên cơn hen suyễn hơn những trẻ có bố mẹ không hút thuốc. Trẻ cũng có xu hướng mắc bệnh viêm phổi và viêm phế quản cao hơn .
3. Hệ tim mạch
Hút thuốc làm hỏng toàn bộ hệ thống tim mạch trong cơ thể. Nicotine làm cho các mạch máu bị thắt lại, hạn chế sự lưu thông của máu. Theo thời gian, tình trạng thu hẹp liên tục, cùng với tổn thương các mạch máu, có thể gây ra bệnh động mạch ngoại vi.
Hút thuốc lá cũng làm tăng huyết áp , làm suy yếu thành mạch máu và tăng hình thành cục máu đông . Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ .
Cá nhân thường xuyên hít mùi thuốc lá cũng có nhiều nguy cơ bị bệnh tim nặng hơn nếu như họ đã từng tiến hành các cuộc phẫu thuật liên quan đến tim hay mạch máu.
Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của người hút mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh không hút thuốc. Tiếp xúc với khói thuốc thụ động thường xuyên khiến những người trong gia đình gặp phải các vấn đề tương tự, thậm chí có nguy cơ cao hơn so với người hút.
1. Làm suy giảm hệ thống thần kinh trung ương
Một trong những thành phần trong thuốc lá là một loại thuốc làm thay đổi tâm trạng được gọi là nicotine. Nicotine đến não chỉ trong vài giây và khiến cá nhân cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn trong một thời gian. Nhưng khi tác dụng đó mất đi, cơ thể nhanh chóng trở về trạng thái mệt mỏi và thèm ăn hơn. Nicotine sử dụng trong một thời gian dài, liên tục sẽ dẫn đến tình trạng nghiện. Vì vậy, việc bỏ thuốc lá thường rất khó khăn. Dù cá nhân có cố gắng và từ bỏ thuốc lá thành công nhưng việc cai nghiện nicotine về thể chất có thể làm giảm chức năng nhận thức, làm tăng tình trạng cáu kỉnh, lo lắng thậm chí là trầm cảm.
2. Hệ hô hấp
Khi con người hít phải khói thuốc, ngửi mùi khói thuốc lá, cơ thể đang nạp vào những chất đặc biệt có hại cho phổi, theo thời gian, sự tích tụ của các chất này gây ra một loạt các vấn đề như: gia tăng nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ cao mắc các bệnh phổi mãn tính không hồi phục như: khí phế thũng , viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi.
Việc ngừng sử dụng các sản phẩm thuốc lá có thể gây ra tắc nghẽn tạm thời và khó chịu về đường hô hấp do phổi và đường hô hấp bắt đầu lành lại. Tăng sản xuất chất nhầy ngay sau khi bỏ thuốc lá là một dấu hiệu tích cực cho thấy hệ thống hô hấp đang hồi phục.
Trẻ em có bố mẹ hút thuốc dễ bị ho, thở khò khè và lên cơn hen suyễn hơn những trẻ có bố mẹ không hút thuốc. Trẻ cũng có xu hướng mắc bệnh viêm phổi và viêm phế quản cao hơn .
3. Hệ tim mạch
Hút thuốc làm hỏng toàn bộ hệ thống tim mạch trong cơ thể. Nicotine làm cho các mạch máu bị thắt lại, hạn chế sự lưu thông của máu. Theo thời gian, tình trạng thu hẹp liên tục, cùng với tổn thương các mạch máu, có thể gây ra bệnh động mạch ngoại vi.
Hút thuốc lá cũng làm tăng huyết áp , làm suy yếu thành mạch máu và tăng hình thành cục máu đông . Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ .
Cá nhân thường xuyên hít mùi thuốc lá cũng có nhiều nguy cơ bị bệnh tim nặng hơn nếu như họ đã từng tiến hành các cuộc phẫu thuật liên quan đến tim hay mạch máu.
Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của người hút mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh không hút thuốc. Tiếp xúc với khói thuốc thụ động thường xuyên khiến những người trong gia đình gặp phải các vấn đề tương tự, thậm chí có nguy cơ cao hơn so với người hút.
III/ Ai có nguy cơ bị ảnh hưởng cao hơn bởi mùi khói thuốc lá?
Khói thuốc lá tác động đến tất cả mọi người, bao gồm cả người hút trực tiếp và người hút thụ động. Trong số đó, có những đối tượng đặc biệt nhạy cảm với mùi thuốc lá và cần được bảo vệ toàn diện.
1. Trẻ sơ sinh
Hút thuốc lá thụ động không an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì cơ thể và phổi của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc một số bệnh sau:
– Nhiễm trùng tai
– Hen suyễn
– Nhiễm trùng phổi như viêm phế quản và viêm phổi
– Ho và thở khò khè
– Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
– Tăng nguy cơ về các vấn đề tâm thần
– Giảm thiểu khả năng nhận thức, tư duy
– Tăng nguy cơ hút thuốc khi trưởng thành
2. Phụ nữ mang thai
Tương tự như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, việc phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc với mùi thuốc lá, khói thuốc lá dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhỉ. Đối với người mẹ, các vấn đề dễ gặp phải gồm: Suy giảm đường hô hấp, sinh non, … Với thai nhi, nguy cơ bị suy giảm sức đề kháng, quái thai, thai lưu, … cũng tăng cao.
3. Người có tiền sử mắc bệnh về đường hô hấp
Với các bệnh nhân có tiền sử về đường hô hấp, khi ngửi phải mùi khói thuốc lá liên tục, các triệu chứng của bệnh của nguy cơ tăng cao hơn.
IV/ Ozone xử lý mùi khói thuốc lá
Công nghệ ozone là một trong những giải pháp hàng đầu giúp xử lý mùi khói thuốc lá trong phòng. Ứng dụng này đã được các nhà khoa học nghiên cứu, công nhận và cho phép phát triển rộng rãi.
Với tính oxy hoá khử mạnh, khi ozone được sản sinh, chúng nhanh chóng lan toả ra không gian, liên kết, phản ứng với các hoá chất độc hại tồn tại trong phòng và sinh ra chất mới mang tính an toàn, thân thiện hơn.
Cần lưu ý rằng, ozone chỉ có khả năng xử lý mùi khói thuốc, chúng không loại bỏ được khói thuốc, do đó, việc sử dụng thiết bị lọc không khí có tính năng tạo ozone sẽ giúp xử lý đồng thời cả khói và mùi.
Bên cạnh đó, khi ozone sử dụng ở nồng độ cao sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ của người tiếp xúc, vì vậy, việc khử mùi khói thuốc lá bằng ozone nên được tiến hành khi không có người, vật hay bất kỳ sự sống nào trong phòng; nếu có người, cần lựa chọn nồng độ phù hợp, với tỉ lệ vừa phải. Tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị khử mùi
Dù được kết hợp nhiều công nghệ hay không thì máy khử mùi khói thuốc lá cũng sử dụng công nghệ ozone là công nghệ khử mùi chính. Nguyên lý hoạt động của chúng là sử dụng nguồn oxy (O2) có sẵn trong không khí để tạo thành Ozone (O3) sau đó đưa chất khí này trở lại môi trường. Vì O3 có tính oxy hóa khử mạnh nên chúng dễ dàng phá vỡ cấu trúc của các chất hóa học, vi khuẩn, virus, … tồn tại trong không gian. Sau một thời gian ngắn, chúng bị phân tách thành O2 và nguyên tử O. Nguyên tử O tiếp tục đi liên kết với các chất độc hại và mang đến một môi trường trong sạch.
Bằng nguyên lý khử mùi này, máy khử mùi ozone có thể loại bỏ được 98% các chất độc hại để mang đến một bầu không khí sạch và an toàn với con người cũng như những người xung quanh. Trên thực tế, đã có nhiều người dân lựa chọn thiết bị này cho gia đình mình anh khánh ở khu CC2A Bắc Linh Đàm, Công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ tin học, … Sau một thời sử dụng, những người này đều có sự đánh giá cao về thiết bị này.